Không chỉ còn là hoãn, nhiều ý kiến cho rằng nếu tình trạng nghỉ học kéo dài, Bộ GD-ĐT nên tính đến việc dừng thi THPT quốc gia năm 2020, cho phép các trường xét tốt nghiệp THPT.
- Các trường quân đội sẽ điều chỉnh thời gian sơ tuyển vào ĐH
- Lùi thời gian tuyển sinh ĐH, CĐ đến tháng 9
- Nội dung đề thi THPT quốc gia gồm những kiến thức gì?
Nhiều thay đổi về thời gian kết thúc năm học năm 2020
Điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 – 2020 lần 2
Như trang tin tức cập nhật thông tin trước đó thì ngày 13/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ký văn bản hỏa tốc gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thông báo về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 – 2020 (lần 2). Theo đó, thời gian kết thúc năm học vào giữa tháng 7 được các địa phương và nhà trường cho rằng đó là đòi hỏi tất yếu vì đến nay có địa phương đã cho học sinh (HS) nghỉ hết tháng 3.
Trước tình trạng dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, nhiều trường đã tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, sinh viên. Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục TP.Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng việc điều chỉnh này là phù hợp. Tuy nhiên, điều mà ông Lâm lo lắng là nếu dịch bệnh còn diễn biến theo chiều hướng phức tạp thì không biết sang tháng 4, việc trở lại trường của HS có khả thi? Nếu phải lùi tiếp thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian của năm học tiếp theo. Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào gần giữa tháng 8, phải mất thêm 1 tháng nữa để chấm thi, công bố kết quả thi, xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh ĐH… đồng nghĩa việc sang đến ít nhất nửa đầu tháng 9, trong khi khai giảng năm học mới đã được ấn định là ngày 5.9.
Cũng nêu quan điểm về vấn đề này ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie (Hà Nội), cho hay điều chỉnh lần 1 khi HS nghỉ 1 tháng thì Bộ lùi 1 tháng, hiện nay HS nghỉ 2 tháng, Bộ lùi 1,5 tháng và các trường phải “dùng” hết 2 tuần dự trữ mới kịp dạy hết chương trình. Nếu phải nghỉ sang tháng thứ 3, hoặc 3 tháng trở lên, thì sẽ “kịch khung” và ảnh hưởng tới kế hoạch năm học sau.
Cần đưa ra nhiều phương án khác nhau nếu dịch Covid -19 còn diễn biến phức tạp
Đề xuất đến phương án xét tốt nghiệp THPT
Hình thức xét tuyển thẳng, từ trước tới nay chỉ dành cho bậc CĐ hoặc ĐH, như Trường Cao đẳng Y dược Pasteur dùng phương án tuyển sinh thẳng để xét tuyển các khối ngành Y dược bậc Cao đẳng chính quy, theo quy định của Bộ LĐTB –XH ban hành. Tuy nhiên nếu tình hình diễn biến phức tạp có thể cân nhắc tới phương án xét tuyển thẳng tốt nghiệp THPT. Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nếu ý kiến.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm quan điểm, vì sức khỏe và an toàn tính mạng của HS được đặt lên hàng đầu nên nếu không kịp thì tính đến việc kể cả Bộ có thể dừng thi THPT quốc gia năm nay. Nếu vẫn phải có tấm bằng tốt nghiệp THPT thì Bộ cần tính toán để đề nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép các trường xét tốt nghiệp THPT trong năm nay, khi mà dịch bệnh xảy đến bất ngờ buộc chúng ta phải có giải pháp đặc thù để ứng phó.
“Bộ cần phải tính đến tất cả tình huống, các kịch bản tương ứng, chứ không nhất thiết phải làm một cách tuần tự như các năm trước”, ông Lâm nói và cho rằng về xét tuyển ĐH thì sẽ giao cho các trường, họ có quyền xét học bạ hoặc bổ sung thêm các cách đánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp, chứ không nhất thiết phải lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Nguồn: luyenthithptquocgia.com – truongcaodangyduoctphcm.info