Dự kiến phương án thi THPT năm 2018 có nhiều thay đổi

1196

Về dự kiến phương án thi THPT năm 2018, tuần qua Bộ GD-ĐT đã họp và lấy ý kiến từ các Trường ĐH-CĐ về việc sẽ điều chỉnh phương án thi THPT Quốc gia.

 

df

Sẽ có nhiều thay đổi trong kỳ thi năm 2018

Tại sao lại có sự thay đổi nhanh chóng ?

Tương tự như kỳ tuyển sinh năm 2017, kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được lấy xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ có thể chọn thi bài thi độc lập (Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn) và bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học xã hội (KHXH) phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH-CĐ. Năm 2018, các thí sinh sẽ làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngoại ngữ ,Ngữ văn và 2 bài thi tổ hợp KHTN và  KHXH. Với bài thi KHTN là tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và bài thi KHXH là tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Về điểm khác của dự kiến là Bộ giáo dục đề nghị các trường cho ý kiến trực tiếp về việc tổ hợp các bài thi và đề ra hai phương án:

Phương án 1: Như Kỳ tuyển sinh năm 2017, giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm với từng môn thi thành phần.

Phương án 2: 3 môn thi thành phần sẽ được bố trí thành một bài thi tổ hợp hoàn chỉnh và lấy 1 đầu điểm chấm chung (không tách chấm riêng như năm 2017).

Như vậy nếu theo phương án 2, các trường sẽ có nhiều lựa chọn : chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển (bắt buộc phải có một bài thi Toán hoặc Ngữ văn) hoặc 1 bài thi Văn hoặc Toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu hoặc điểm đánh giá năng lực do trường tự  tổ chức và lựa chọn theo quy định trong đề án tuyển sinh.
“Để việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản, dần phát triển thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh” là câu trả lời của Bộ GD-ĐT về việc thay đổi phương án này.

Tuy nhiên, sự thay đổi này mang lại nhiều ý kiến trái chiều từ các ngành cũng như dư luận xã hội, bởi Bộ GD-ĐT nhiều lần khẳng định kỳ thi năm 2017 là một kỳ thi thành công và thí sinh cảm thấy rất nhẹ nhàng, các trường tuyển sinh thuận lợi với gần ¾ trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh đề ra, đây là một tỷ lệ cao. Mặt khác, Bộ GD-ĐT cũng nhiều lần khẳng định phương án thi năm 2017 sẽ được duy trì ổn định cho năm 2018, chỉ cần điều chỉnh về kỹ thuật để phương án thi hoàn thiện hơn.

Sau khi tổng kết năm học 2017-2018, nhiều Sở GD-ĐT cũng đã họp và thống nhất ý kiến về việc giữ nguyên phương án thi năm 2017 áp dụng với năm 2018, hoàn thiện các mặt về kỹ thuật và cần thông báo về phương án thi hay sự thay đổi vào đầu năm cho giáo viên và học sinh được nắm rõ và có sự chuẩn bị để thực hiện ôn tập trong quá trình học tập nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong Kỳ thi THPT năm tới.

nhung-diem-moi-trong-ky-thi-thpt-quoc-gia-nam-2017

Có nên thay đổi phương án thi năm 2018

Lãnh đạo nhiều trường ĐH-CĐ đã nêu ý kiến ủng hộ phương án 2 của Bộ GD-ĐT về việc thay đổi phương án thi THPT Quốc gia năm 2018. PGS-TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội và thầy Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc đều đồng ý với phương án thứ 2 khi cho rằng, việc tuyển chọn của các trường đại học có thể dựa vào điểm số của 1 môn trong số các môn thí sinh thi như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cộng thêm 1 bài thi tổ hợp. Nhằm góp phần tránh và khắc phục các tình trạng học lệch, học tủ diễn ra ở học sinh, để mang lại đề thi tích hợp một cách khoa học và chính xác hơn. Việc tổ chức chấm thi thành 1 đầu điểm sẽ giúp cho việc chấm thi dễ dàng hơn, không bị rời rạc như việc chấm thi với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên phương án thi năm 2017 cho năm 2018, như thầy Phan Huy Phú-Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long và thầy Trần Văn Tớp-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và thầy Lê Hữu Lập-Phó Giám đốc Học viện Công nghệ thông tin chung quan điểm, mọi sự thay đổi phải cần có một quá trình để các học sinh thích ứng và không nên thay đổi và áp dụng đột ngột như vậy sẽ làm các em học sinh hoang mang và gây ra những khó khăn. Một cách khoa học thì phương án thi nên được công bố trước 1 năm để các em học sinh và giáo viên có điều kiện thời gian cho việc học tập và ôn luyện sẽ mang lại kết quả thi tốt nhất.

dai-hoc-da-nang-cong-bo-chi-tieu-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-nam-2015_1413470075_1

Không nên gây áp lực cho học sinh

Không nên gây áp lực cho học sinh

Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra về việc các trường sẽ khó chọn được sinh viên giỏi nếu làm theo phương án 2 bởi như: Trường ĐH Y Dược muốn chọn những em học sinh có kết quả môn Sinh tốt nhưng sẽ khó phân loại được trình độ môn Sinh của các em nếu tính điểm theo cách chấm 1 đầu điểm cho tổ hợp các môn thành phần. Mặt khác lại cho rằng việc chấm điểm như vậy sẽ gây khó khăn cho học sinh bởi nếu từ lớp 10 các em định hướng học khối A (Toán-Lý-Hóa) thì sẽ ít chú trọng đầu tư học các môn của các khối khác và việc chấm điểm lấy cả 3 môn như vậy sẽ gây ra bất cân đối trong xét tuyển.

Dư luận xã hội đối với sự thay đổi trên của Bộ GD-ĐT là bất ngờ và khó hiểu bởi mỗi năm sau xét tuyển ĐH-CĐ Bộ GD-ĐT đều khẳng định là thành công tốt đẹp nhưng sau đó lại tiếp tục thay đổi và cải tiến.

Đối với dự kiến phương án thi năm 2018, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ GD-ĐT cần tập trung điều chỉnh trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 không phải là việc tổ chức lại bài thi tổ hợp mà nên chú trọng vào hoàn thiện khâu ra đề thi để có khả năng đánh giá chính xác trình độ và phân loại thí sinh, trong đó mọi sự thay đổi cần có thời gian và lộ trình hợp lý để áp dụng không nên khó khăn cho thí sinh.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info

 

 

 

Chia sẻ